Sử dụng CIP4-PPF trong việc chỉnh mực trước trên máy in Offset
Trung tâm điều khiển Prinect CP2000 của máy in Heidelberg
CIP4 đã trở nên một khái niệm quen thuộc trong ngành in và đã bắt đầu có ứng dụng trong thực tế. Giữa những lời hứa hẹn và thực tế đạt được vẫn còn một khoảng cách xa. Lỗi không nằm trong bản thân công nghệ mà nằm ở phía người sử dụng. Với CIP4/PPF người ta muốn có ngay lập tức màu sắc chính xác từ lần in đầu tiên với các dữ liệu được truyền trực tiếp từ chế bản. Thực tế đạt được chỉ là một quá trình chỉnh thô và vẫn cần người thợ in chỉnh tinh cho đến khi đạt được màu sắc như mong muốn. Tại sao lại như thế và làm cách nào để đạt được như mong muốn là có sự chính xác màu sắc ngay từ lần in vỗ bài đầu tiên vốn là mục đích của CIP4/PPF. Phạm vi bài viết nhỏ này muốn góp phần giải đáp câu hỏi trên.
Điều kiện cần để ứng dụng thành công CIP4/PPF
Tiêu chuẩn hóa là điều kiện tiên quyết khi muốn áp dụng CIP4/PPF. Khi nói đến tiêu chuẩn hóa thì chúng ta thường nghĩ đến một cái gì đó xa vời như ISO, DIN... nhưng thật ra tiêu chuẩn hóa bắt đầu từ ý thức "Bạn có thể làm bất cứ điều gì nhưng hãy cho ra cùng một kết quả". Phải có một tiêu chuẩn, một giá trị có thể đo được để lượng hóa màu sắc để xác định được cái mà ta muốn. Chúng ta có thể sử dụng các tiêu chuẩn có sẵn như ISO 12647-2 hay SWOP hay Japan standard. Khi ứng dụng các tiêu chuẩn này có thể nó không phù hợp với cảm nhận màu của khách hàng in Việt Nam vậy chúng ta hãy bắt đầu từ việc xây dựng cho riêng mình một tiêu chuẩn phù hợp với các khách hàng đặc thù của chúng ta. Thực tế cho thấy giá trị mật độ quang học tông nguyên của các màu cơ bản K=1,84 D; C=M=1.55 D; Y=1,4D theo các tiêu chuẩn quốc tế cho các bài in sáng, có độ tương phản cao và chi tiết, nhưng các khách hàng in Việt Nam lại có ý thích khác. Họ muốn bài màu sắc đậm đà và rực rỡ, kết quả là phải in dư mực. Khi đo đạc thường cho các kết quả K=2 D; C,M =1,6 D hay 1,65 D và Y= 1,4 D. Suy cho cùng thì khách hàng là người trả tiền cho sản phẩm in chính vì vậy mà cái họ muốn chính là tiêu chuẩn và là cái mà ta phải đạt ngay trong lần chạy máy vỗ bài đầu tiên. Điều quan trọng là chúng ta phải có con số, phải lượng hóa được màu sắc phù hợp với khách hàng của chúng ta, khi đó chúng ta đã có tiêu chuẩn của riêng mình và đó cũng chính là các giá trị phải đạt khi ứng dụng CIP4/PPF để chỉnh mực trước trên máy in Offset.
Mục tiêu của tiêu chuẩn hóa là ta luôn có thể biết trước được kết quả in về màu sắc và kết quả này có thể được lặp lại tại bất kỳ thời điểm no. N sẽ đạt được trong những điều kiện nhất định chứ không phải trong bất kỳ điều kin no. Tiêu chuẩn hóa phải bắt đầu ngay từ việc cung ứng vật tư in. Chất lượng sản phẩm in chịu ảnh hưởng của vô số các yếu tố khác nhau trong nhiều công đoạn sản xuất mà trong đó vật tư đóng vai trò lớn. Giữ số lượng chủng loại vật tư ở mức tối thiểu, nó có thể là một loại vật tư bất kỳ nhưng hãy luôn luôn là loi đó không thay i. L do a ra khi thay đổi liên tục các chủng loại vật tư là do giá thành thật ra không có sức thuyết phục. Hãy hình dung chúng ta có 4 loại mực Offset cho các mức giá khác nhau và tuỳ theo sản phẩm in chúng ta phải thay mực 3 lần một ngày. Cái mà ta tiết kiệm được qua chênh lệch giá giữa các loại mực không bù đắp được chi phí giờ máy chết khi làm vệ sinh hệ thống mực, chi phí về giấy phế phẩm khi vỗ bài, chi phí mực hao phí với lượng mực dư. Phải có cách tiếp cận mới với vấn đề này - giữ ở mức tối thiểu các chủng loại vật tư và quan trọng hơn là giữ ổn định nó không thay đổi trong thời gian dài.
Tiêu chuẩn hóa là điều kiện tiên quyết cho thành công của việc ứng dụng CIP4/PPF nói cách khác là ta biết ta muốn gì một cách cụ thể.
Nguyên lý hoạt động của việc chỉnh mực trước trên máy in Offset với file CIP4/PPF
Trên cơ sở dữ liệu ghi bản RIP có thể tạo ra file CIP4/PPF phục vụ việc chỉnh mực trước trên máy in Offset tùy thuộc vào RIP có tuỳ chọn này hay không. Về bản chất nó chỉ là một hình ảnh bitmap độ phân giải thấp thể hiện toàn bộ bản in, giống như ta scan cái bản in với máy quét bản kẽm. Việc tạo ra file CIP4/PPF chỉ có ý nghĩa khi dùng CtP vì với CtF kể cả khi bình toàn trang cũng không cho kết quả có thể ứng dụng được vì lý do thiếu các thông tin kích thước bản kẽm. Ngoài hình ảnh bitmap ra trong file CIP4/PPF còn chứa nhiều thông tin khác nữa và điều này thì tuỳ thuộc vào chức năng của từng RIP của các hãng sản xuất khác nhau. Heidelberg Druckmachinen AG là người tiến xa nhất trong lĩnh vực này, file PPF tạo ra bởi RIP Meta Dimension chứa các thông tin quản lý như mã số khách hàng, tên khách hàng, mã lệnh sản xuất, tên công việc, số lượng in, các thông tin phục vụ việc thiết lập các thông số trên máy in như khổ giấy, độ dày giấy, chủng loại giấy, mực v.v.. Tất cả các thông tin này đều được chuẩn hoá theo chuẩn JDF 1.3. Ở điểm này người dùng thường lẫn lộn giữa các khái niệm hệ thống tương thích CIP4 (CIP4 compatibility) và hệ thống CIP4 (CIP4 capability). Nếu file CIP4 chứa đủ các thông tin nêu trên thì nó là một file CIP4 thật sự còn không nó chỉ là một file tương thích CIP4 và có chứa một phần thông tin mà thôi. Phần lớn các RIP khác như Harlequin, EagleRIP chỉ tạo ra file PPF chứa duy nhất hình ảnh bản in.
Các bước làm việc với file CIP4/PPF
File CIP4/PPF là một file tiêu chuẩn vì vậy nó tương thích với mọi hệ thống máy in với điều kiện có thông số đúng về máy in và máy in hiểu CIP4/PPF.
File CIP4/PPF còn có thể tạo ra bằng con đường khác là dùng các phần mềm tạo ra từ các file TIFF-B dùng ghi bản kẽm, hay thậm chí từ PDF file. Đại diện cho các phần mềm dạng này là Inkzone. Nhiều hãng sản xuất máy in, máy CtP cung cấp phần mềm này với một tên khác để làm giải pháp cho CIP4. Các file do hệ thống này tạo ra chỉ là những file tương thích CIP4 mà thôi, nó thiếu nhiều thông tin quan trọng khi muốn đạt mục đích màu sắc chính xác ngay từ lần đầu tiên chạy máy.
Phần mềm chuẩn bị dữ liệu cho máy
Các phần mềm này có thể mang nhiều tên khác nhau, của Heidelberg là Prinect PrepressInterface hay Pressroom Manager, của MAN Roland là Printnet pressmanager hay K-Station của Komori. Nhiệm vụ của các phần mềm này là tính toán phần trăm độ phủ bề mặt của các phần tử in trong từng vùng khóa mực của loại máy in tương ứng. Một điều cần lưu ý là phần mềm của Heidelberg thì chỉ tính toán cho máy in Heidelberg, của Roland thì chỉ tính cho Roland mà không có chuyện dùng Heidelberg tính toán cho Mitsubishi hay ngược lại. Cách thực hiện giữa các hãng cũng khác nhau nhưng xu thế là một trạm làm việc được cài đặt phần mềm sẽ đóng vai trò như một trạm chuẩn bị công việc trung tâm cho mọi máy in.
File CIP4/PPF tương đối nhỏ khoảng 1-3 MB dễ dàng lưu trữ truyền qua LAN, FTP tới máy in. Nếu muốn tận dụng toàn bộ các chức năng của CIP4 thì điều kiện bắt buộc là phải on-line tức là máy in cũng phải được nối mạng. Việc dùng các môi trường như job memory card của Heidelberg, MAN Roland Chipcard hay floppy disk cho các máy in Nhật bản sẽ chỉ lưu trữ được duy nhất thông số chỉnh mực cho từng khóa mực.
Thiết bị đo màu quang phổ như ImageControl hay các InpressControl đo màu quang phổ on-line trong máy in Heidelberg cũng cần có các giá trị màu lab tham chiếu. Các giá trị này sẽ do Prinect PrepressInterface hay Pressroom Manager tạo ra trên cơ sở file CIP4/PPF từ RIP của chế bản. Hệ thống này là duy nhất hiện nay và nó cho thấy Heidelberg là nhà sản xuất tiến xa nhất trong lĩnh vực này.
Thiết lập thông số độ mở khóa mực trên máy in Offset
Trong các trạm điều khiển trung tâm của máy in Offset hiện đại bao giờ cũng có các đồ thị đặc tuyến của mực in (Ink presetting curve). Khi đọc các file CIP4/PPF đã được tính toán phần trăm độ phủ bề mặt tương ứng theo từng vùng khoá mực thì chương trình sẽ tính toán giá trị cụ thể của độ mở của khóa mực đó.
Vấn đề đang tồn tại là độ mở khóa mực tính toán bằng cách này chỉ dựa vào duy nhất phần trăm độ phủ bề mặt thì không thể chính xác được. Người thợ in vẫn phải tiếp tục điều chỉnh tuỳ theo giấy mực của bài in và tuỳ theo ý thích khách hàng.
Đồ thị ink presetting của trung tâm điều khiển máy in Heidelberg Prinect CP2000